Tác dụng của trà Atiso
Tốt cho gan: Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong Atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, Atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.
Cải thiện khả năng tiêu hóa: Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.
Giảm cholesterol xấu: Các thành phần hóa học có trong lá của Atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase (hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).
Ngăn ngừa ung thư: Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây Atisô cho thấy, Atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú.
Điều tiết sự lưu thông của mật: Lá Atisô chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.
Điều trị chứng buồn nôn: Những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng lá atisô nếu như có triệu chứng buồn nôn.
Lạm dụng Atiso có thể gây bệnh
Atiso ngon và bổ nhưng sử dụng phải có liều lượng và không được lạm dụng. Lạm dụng Atiso và kéo dài thường xuyên có thể gây đầy, trướng bụng. Thực tế, hoa Atiso có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng nếu sử dụng Atiso quá nhiều.
Sử dụng Atiso không đúng cách có thể khiến các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là gan, mật làm việc nhiều nên vô tình sẽ gây hại chứ không có tác dụng trị bệnh như mong muốn.
Ngoài ra, Atiso có tính hàn nên những người ăn uống khó tiêu, hay gặp vấn đề về vấn đề tiêu hóa không nên sử dụng.
Hoa Atiso có công năng thông mật, lợi tiểu, bổ thận, an thần, giảm cholesterol trong máu... nhưng khi uống quá nhiều có gây hại vì gan, thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải phần dư thừa. Chính vì vậy, nếu sử dụng quá nhiều hoa Atiso không những không tốt cho gan và thực tế lại gây hại cho gan.
Thực tế, trong Atiso có nhiều sắt những lại thiếu các khoáng chất khác. Do vậy, sử dụng quá nhiều hoa Atiso có thể gây chán ăn, ăn không ngon miệng. Ngoài ra, dùng Atiso lâu ngày có thể làm tổn hại dạ dày.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, một ngày chỉ nên dùng từ 10-20g hoa Atiso tươi hoặc 5-10g hoa Atiso khô sắc với nước. Nếu sử dụng túi lọc thì cũng chỉ nên sử dụng 2-3 túi trong một ngày.